Vì sao không nên nuôi chó mèo trong nhà?
Thượng tọa tiến sĩ Thích Nhật Từ - Phó Trưởng ban Ban Trị sự kiêm Trưởng ban Phật giáo Quốc tế, Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM, Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, Ủy viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, Phật giáo chia làm hai trường phái là Phật giáo Nguyên thuỷ và Phật giáo Đại thừa.
Trong đó, Phật giáo Đại thừa nhấn mạnh việc phục vụ con người làm trọng tâm.
Giới thứ 12 trong Kinh Giới Bồ-tát cho người xuất gia, Phật quy định rằng: "Phật tử không cố ý buôn bán người, nô lệ, sáu loại gia súc (heo, bò, dê, ngựa, gà, chó)". Điều này nhằm tôn trọng và nâng cao nhân phẩm con người, phát triển tâm từ bi, không gieo nghiệp sát gián tiếp với gia súc.
Giới 16 của Kinh Giới Bồ-tát cho người tại gia quy định người thực hành đạo Bồ-tát không nuôi các gia súc (heo, bò, dê, ngựa, gà, chó) và các động vật (voi, ngựa, bò, dê, lạc đà, lừa).
Mục đích Đức Phật khuyên người tại gia không nuôi gia súc và động vật là vì khiến cho con người bận bịu tình thương, tình cảm dành cho thú cưng như chó, mèo và loài vật. Thay vào đó, chúng ta mở lòng từ bi, quan tâm tới cộng đồng và xã hội. Đó là lý do vì sao người tiếp nhận giới Bồ-tát không nên nuôi gia súc. Còn về bản chất, Đức Phật kêu gọi chúng ta mở lòng từ bi đối với tất cả các loài sự sống, trong đó có sự sống của động vật.
"Không nuôi gia súc nghĩa là không giết chúng ăn thịt, quan trọng hơn không nuôi gia súc là để dành thời gian cho con người nhiều hơn. Trong thực tiễn, chúng ta nên đến thăm, chăm sóc, tặng quà, trao tình thương cho những người cơ nhỡ tại các viện dưỡng lão, trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi, người tàn tật... để giúp đỡ họ thì giá trị cao hơn nhiều. Giữa con người và thú cưng thì nên chọn con người để phụng sự sẽ thực tiễn hơn", Thượng toạ Thích Nhật Từ phân tích.
Cũng theo Thượng toạ Thích Nhật Từ, phụng sự con người chính là cách cúng dường Đức Phật thiết thực. Không phải Đức Phật ứng xử bất công đối với các loài động vật, vì đạo Phật là tôn giáo kêu gọi con người có tình thương với các loài động vật.
Về thực tế một số ngôi chùa hiện xuất hiện chó được nuôi bởi các sư thầy, tăng ni, phật tử, Thượng toạ Thích Nhật Từ nói nuôi chó còn có lý do khác để là để bảo vệ chùa và ngăn chặn kẻ gian. Nuôi chó trong tình huống thực tế đó có thể chấp nhận, không phải bị lệ thuộc.
Trong đó, Phật giáo Đại thừa nhấn mạnh việc phục vụ con người làm trọng tâm.
Vì sao không nên nuôi chó mèo trong nhà? |
Giới thứ 12 trong Kinh Giới Bồ-tát cho người xuất gia, Phật quy định rằng: "Phật tử không cố ý buôn bán người, nô lệ, sáu loại gia súc (heo, bò, dê, ngựa, gà, chó)". Điều này nhằm tôn trọng và nâng cao nhân phẩm con người, phát triển tâm từ bi, không gieo nghiệp sát gián tiếp với gia súc.
Giới 16 của Kinh Giới Bồ-tát cho người tại gia quy định người thực hành đạo Bồ-tát không nuôi các gia súc (heo, bò, dê, ngựa, gà, chó) và các động vật (voi, ngựa, bò, dê, lạc đà, lừa).
Mục đích Đức Phật khuyên người tại gia không nuôi gia súc và động vật là vì khiến cho con người bận bịu tình thương, tình cảm dành cho thú cưng như chó, mèo và loài vật. Thay vào đó, chúng ta mở lòng từ bi, quan tâm tới cộng đồng và xã hội. Đó là lý do vì sao người tiếp nhận giới Bồ-tát không nên nuôi gia súc. Còn về bản chất, Đức Phật kêu gọi chúng ta mở lòng từ bi đối với tất cả các loài sự sống, trong đó có sự sống của động vật.
"Không nuôi gia súc nghĩa là không giết chúng ăn thịt, quan trọng hơn không nuôi gia súc là để dành thời gian cho con người nhiều hơn. Trong thực tiễn, chúng ta nên đến thăm, chăm sóc, tặng quà, trao tình thương cho những người cơ nhỡ tại các viện dưỡng lão, trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi, người tàn tật... để giúp đỡ họ thì giá trị cao hơn nhiều. Giữa con người và thú cưng thì nên chọn con người để phụng sự sẽ thực tiễn hơn", Thượng toạ Thích Nhật Từ phân tích.
Cũng theo Thượng toạ Thích Nhật Từ, phụng sự con người chính là cách cúng dường Đức Phật thiết thực. Không phải Đức Phật ứng xử bất công đối với các loài động vật, vì đạo Phật là tôn giáo kêu gọi con người có tình thương với các loài động vật.
Về thực tế một số ngôi chùa hiện xuất hiện chó được nuôi bởi các sư thầy, tăng ni, phật tử, Thượng toạ Thích Nhật Từ nói nuôi chó còn có lý do khác để là để bảo vệ chùa và ngăn chặn kẻ gian. Nuôi chó trong tình huống thực tế đó có thể chấp nhận, không phải bị lệ thuộc.
Không có nhận xét nào