Header Ads

Tiếp nhận cá thể khỉ mốc quý hiếm để chăm sóc, thả về tự nhiên

Cá thể khỉ mốc được đưa vào chuồng theo dõi, chăm sóc. Ảnh: T.L

Cá thể khỉ mốc được đưa vào chuồng theo dõi, chăm sóc. Ảnh: T.L

Cụ thể, Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật Hoàng Liên đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm Thành phố Lào Cai tiếp nhận cá thể khỉ mốc (Macaca assamensis) từ hộ gia đình bà Hà Thị Sự (phường Cốc Lếu, Thành phố Lào Cai) bàn giao, hiến tặng.

Cá thể khỉ mốc này có giới tính đực, trọng lượng cơ thể khoảng 4kg, khỏe mạnh, vận động bình thường, không bị thương tích. Sau khi tiếp nhận, cá thể khỉ mốc đã được di chuyển về Trung tâm để chăm sóc, theo dõi và phục hồi các tập tính hoang dã của loài, trước khi tái thả về môi trường tự nhiên.

Khỉ mốc là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB theo Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ.

Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật Hoàng Liên tiếp nhận 2 cá thể trăn đất từ Hạt Kiểm lâm huyện Trấn Yên. Ảnh: T.L.

Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật Hoàng Liên tiếp nhận 2 cá thể trăn đất từ Hạt Kiểm lâm huyện Trấn Yên. Ảnh: T.L.

Ngoài ra, Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật Hoàng Liên đã tiến hành tiếp nhận 2 cá thể trăn đất (Python molurut) từ Hạt Kiểm lâm huyện Trấn Yên (Yên Bái) về chăm sóc, cứu hộ.

2 cá thể trăn đất là tang vật trong vụ việc một gia đình tại thôn Ngòi Đong, xã Bảo Hưng (huyện Trấn Yên, Yên Bái) nuôi nhốt trái phép. Sau khi phát hiện, Hạt Kiểm lâm huyện Trấn Yên đã phối hợp với UBND và Công an xã Bảo Hưng tuyên truyền, vận động gia đình bàn giao lại cho cơ quan chức năng để thả về môi trường tự nhiên.

2 cá thể trăn đất có tổng trọng lượng khoảng 9kg, khỏe mạnh, vận động tốt, đây là loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IIB trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ.

Sau khi tiếp nhận, 2 cá thể trăn đất được đưa về Trung tâm để thực hiện chăm sóc theo đúng quy trình cứu hộ và sớm tái thả trở lại môi trường tự nhiên.

Từ đầu năm 2022 đến nay, Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật Hoàng Liên đã thực hiện tiếp nhận 22 vụ với 59 cá thể thuộc 15 loài, tỷ lệ cứu hộ thành công đạt 96,6%.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.