Header Ads

Cách nhận biết và xử lý khi chó mèo dính bã

Hầu hết chúng ta, những ai nuôi chó mèo đều không mong muốn mình rơi vào tình cảnh nhìn chú chó, mèo của mình bị dính bã. Nếu không có kinh nghiệm xử lý khi chó mèo bị đánh bã, chúng ta chỉ có cách đứng nhìn bé ra đi trong tức tưởi, điều đó thật sự ám ảnh. Bài viết sau đây tổng hợp 1 số kinh nghiệm, cách xử lý chó mèo bị bã, cấp cứu chó mèo khi dính bã. Đừng quên liên hệ ngay với phòng khám thú y, bác sĩ thú y gần nhất để được hỗ trợ thêm.
Chó bị đánh bã

Bã chó là 1 phần thức ăn thơm ngon, hấp dẫn được tẩm độc dùng để hạ độc (giết) chó, mèo hoặc bất kỳ động vật nào ăn phải. Tùy theo lượng chất độc (theo thức ăn) mà chó/mèo có thể chết ngay hoặc ngộ độc và chết sau 1 khoảng thời gian nhất định nếu không có biện pháp cấp cứu kịp thời.

1. Cách nhận biết chó mèo bị đánh bã

Trước tiên, ta cần biết "bã chó" hay "bã mèo" thực ra là 1 miếng đồ ăn, 1 cục đồ ăn được tẩm chất độc, có mùi thơm ngon hấp dẫn khó cưỡng, khiến chó mèo ăn vào và trúng độc.
Vì vậy, khi bị trúng độc biểu hiện cơ bản và dễ nhận thấy nhất là sùi bọt mép, ói trong 1 số trường hợp chó mèo sẽ co giật, hoảng loạn. Sau 1 thời gian bị dính bã nếu không xử lý kịp thời và đúng cách thì chó/mèo sẽ bị chết.
Nhận biết chó mèo bị đánh bã

 2. Cách xử lý khi chó mèo bị đánh bã

- Sơ cứu cho chó mèo dính (ăn phải) bã chó bằng cách gây nôn ói: Trước khi gây nôn cần làm cho cơ thể chó mèo hạ nhiệt và tỉnh táo bằng cách dội nước lạnh liên tục. 

1.Giải bã chó mèo bằng lòng trắng trứng

Dùng lòng trắng trứng gà (nếu không có thì dùng trứng cút, trứng vịt cũng được), chỉ lòng trắng thôi rồi đổ vào miệng, chó kịp nôn bã ra rồi sau đó ẵm đi thú y cấp cứu. Bí quá thì dùng dầu ăn cũng được.

2.Súc ruột giải bã cho chó mèo

Súc ruột bằng nước: dùng vòi nước cho vừa đủ sâu vào họng chó, vặn vòi cho nước chảy vào khoảng 1 lít (tùy vào trọng lượng) để ói nước ra ngay, lặp lại vài lần. Đây là cách rửa ruột truyền thống, một số con làm nhanh hoặc nhiễm độc chưa nặng có thể cứu được.
Trong trường hợp khẩn cấp không có nước thì đổ bất cứ chất lỏng có mùi vào miệng và mũi chó để tạo phản ứng nôn ói kéo chất độc ra mới hy vọng cứu được.

3.Dùng sữa/trà xanh giải độc bã 

Nếu có thể, cho chó uống sữa hoặc nước trà xanh, nước chanh đường để giải độc. Uống nước gừng, nếu cún không chịu uống thì cạy miệng nó ra đổ vào. Nếu chó mèo chịu uống thì 80% là sống. Biện pháp này thường dùng kèm sau khi súc ruột hoặc ói bã bớt ra ngoài rồi.

4.Cứu chó ăn bã bằng Ôxi già

Dùng H2O2 ( nước ô-xy già 3%), liều lượng : 1 thìa cà-phê cho 2-5 kg thể trọng, cho uống 15- 20 phút/ 1 lần, uống 3 lần cho tới khi chó nôn ra được chất chứa dạ dày. Dân gian có kinh nghiệm dùng mùn thớt, nhưng dùng nước Ô-xy già dễ dàng hơn và hiệu quả nhanh chóng.
Túm 2 chân sau xách vào trong nhà nhúng ngay đầu nó vào chậu nước to, cứ như vậy nhấc lên rồi lại dìm xuống, cạy miệng nó ra bằng cái đũa cả, lúc này hàm nó đã co cứng, cố gắng đổ oxy già vào.

3. Cách ngăn ngừa chó mèo bị đánh bã

Tùy vào điều kiện và khả năng cụ thể, có nhiều cách ngăn ngừa chó mèo bị đánh bã mọi người có thể tham khảo bên dưới
- Huấn luyện cho chó mèo nhà bạn chỉ ăn uống trong chén ăn riêng. Đây là chọn lựa hàng đầu nhằm ngăn ngừa việc đánh bã, bắt trộm. Tuy nhiên khó thực hiện.
- Nuôi nhốt hoặc xích thú cưng nhà bạn, cách xa vị trí có thể tiếp cận. Cần tránh tạo điều kiện thuận lợi cho bọn xấu nổi lòng tham.
- Giám sát chó mèo khi đi ra ngoài.
Ngoài ra, bạn có thể góp ý bằng cách để lại bình luận bên dưới.

4. Lưu ý khi giải bã cho chó mèo

Điều trước tiên là cần giữ bình tỉnh, sau đó xem xét đánh giá tình trạng của chó/mèo nhà bạn nhằm đưa ra phương án xử lý phù hợp nhất.
- Với khu vực sống có phòng khám thú y hoặc bệnh viện thú y thì hãy nhanh chóng mang bé đến cơ sở để được bác sĩ thú y kiểm tra và điều trị phù hợp.
- Với khu vực sống không có bác sĩ thú y, bạn cần thực hiện các biện pháp sơ cứu cho chó bị trúng bã, trúng độc. Lưu ý, nếu chó mèo nhà bạn ói hoặc ăn các loại cây lá để thực hiện hành vi ói thì đây là hoạt động tự nhiên nhằm loại bỏ chất độc khỏi dạ dày, không nên ngăn cản hành vi này của chó mèo nhà bạn. 
- Ngoài ra, nhớ chịu khó dọn dẹp các bãi ói, lau dọn sạch sẽ tránh động vật khác hoặc trẻ em/người lớn bị dính độc khi nhà bạn có nhiều chó mèo.

Một số bệnh về đường ruột ở chó mèo cũng có triệu chứng nôn ói, bạn có thể tham khảo bài bên dưới:

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.